Để lại lời nhắn

PHARMA GLOBAL

TOP 10 THƯƠNG HIỆU - SẢN PHẨM - DỊCH VỤ TỐT NHẤT VIỆT NAM

Giải thưởng “Thương hiệu - Sản phẩm - Dịch vụ Tốt nhất Việt Nam 2024” chính là minh chứng rõ ràng cho chất lượng vượt trội của sản phẩm, dịch vụ và sự tin tưởng mà Quý khách hàng/Quý đối tác đã dành cho Pharma Global. Đây không chỉ là một vinh dự lớn lao mà còn là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, từ sự tận tâm và cống hiến của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) nhằm mang đến những giá trị tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

1

Với khát khao mãnh liệt để biến những ước mơ, hoài bão thành hiện thực, Pharma Global ra đời cùng với Ban lãnh đạo trẻ, năng động sáng tạo – đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, đồng lòng quyết tâm đưa Công ty trở thành hệ thống phân phối chuyên nghiệp và tốt nhất tại Việt Nam.

2

Cùng với việc duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm và không ngừng cải tiến mẫu mã bao bì theo phong cách hiện đại. Bên cạnh đó, Pharma Global luôn nghiên cứu không ngừng để đưa ra các sản phẩm mới chất lượng, hiệu quả, an toàn. Góp phần tích cực vào việc phục vụ, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

3

Hiện nay, Pharma Global đã có hệ thống phân phối bao phủ tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Cung cấp các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng đạt chất lượng, hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người sử dụng.

4

Khát vọng học hỏi, vươn lên để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. PHARMA GLOBAL tôn trọng sự khác biệt, sự khám phá mang tính độc đáo và các giải pháp tiên phong.

5

Công ty TNHH XNK Quốc Tế Pharma Global (gọi tắt là Pharma Global) được thành lập với tiêu chí “Chất lượng vàng cho sức khỏe”. Bằng khát vọng và đam mê mang lại những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả cho người sử dụng, Pharma Global luôn lấy hạnh phúc và sức khỏe của mọi người làm tôn chỉ phấn đấu.

Triệt phá đường dây làm giả gần 20 tấn thực phẩm chức năng

Một vụ làm giả thực phẩm chức năng (TPCN) lớn nhất từ trước đến nay vừa được Đội chống hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Nội phối hợp với đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Hà Nội phát hiện và triệt phá thành công.

Thu giữ nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc

Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 5/6, cơ quan liên ngành đã tiến hành kiểm tra hai đối tượng Lương Tuấn Long và Lê Đình Hạnh, cùng sinh năm 1991, ở xã Yên Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam) là nhân viên Công ty TNHH Đầu tư phát triển y tế và Hóa chất VQTech, hai người này đang vận chuyển 5 thùng TPCN trên 2 xe máy gồm 108 lọ thực phẩm chức năng sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, loại 365 viên và 50 lọ thực phẩm chức năng nhau thai cừu Placenta, VIP Essence of baby sheep, loại 100 viên.

Triệt phá đường dây làm giả gần 20 tấn thực phẩm chức năng

Trung tá Giáp Thành Trung - Đội trưởng Đội chống hàng giả đang kiểm đếm số lượng thực phẩm vừa thu giữ.

Tại thời điểm kiểm tra, cả hai đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc số hàng. Đại diện của Công ty TNHH dịch vụ Hạnh Phúc (đơn vị nhập khẩu độc quyền và phân phối sản phẩm sữa ong chúa Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, địa chỉ: số 214/11 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) khẳng định: Toàn bộ 108 lọ TPCN sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg là hàng giả.

Cảnh sát đã tiến hành khám xét khẩn cấp văn phòng làm việc của Công ty Đầu tư phát triển y tế và Hóa chất VQTech tại địa chỉ C24, TT13, khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội; đồng thời kiểm tra kho, xưởng sản xuất tại Khu tiểu thủ công nghiệp Đường Ngang, do Trần Như Quỳnh (sinh năm 1987) làm giám đốc, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn TPCN nghi là giả, kém chất lượng, có thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố, gồm nhiều nhãn hiệu: Sữa ong chúa Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, Omega 3 cùng nhiềm tem, nhãn nguyên liệu và máy tính phục vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Cảnh sát cũng đã tiến hành thu hồi các sản phẩm TPCN giả của công ty này hiện được tiêu thụ tại 7 quầy thuốc tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại cơ quan điều tra, giám đốc công ty là Trần Như Quỳnh (sinh năm 1987) khai nhận đã thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán TPCN giả từ tháng 10/2014 đến nay. Thủ đoạn của Quỳnh là thành lập công ty rồi đăng ký kinh doanh mặt hàng TPCN có công bố chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Sau đó, Quỳnh thuê gia công sản phẩm TPCN tại các cơ sở sản xuất, gia công khác, đặt người gia công sữa ong chúa, nhau thai cừu giả, in tem nhãn mang về tập kết tại kho và văn phòng công ty, sau đó chỉ đạo nhân viên dán tem nhãn, đóng sản phẩm và đưa đi tiêu thụ bỏ mối cho các quầy thuốc kiếm lời.

Trước đó, trong 2 ngày 24 và 25/1, cơ quan chức năng cũng đã triệt phá được nhóm sản xuất, vận chuyển, buôn bán TPCN giả với số lượng trên 10 tấn ở Bắc Ninh. Cơ quan công an xác định Nguyễn Thị Hồng Liên (33 tuổi, trú tại thị trấn Hưng Nguyên, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (sản xuất, vận chuyển, buôn bán TPCN giả) trong thời gian dài.

Liên quan đến vụ việc trên, Trung tá Giáp Thành Trung - Đội trưởng Đội Chống hàng giả, cho biết: hiện cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Như Quỳnh về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Do Trần Như Quỳnh đang nuôi con dưới 36 tháng nên cơ quan điều tra không áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Xử lý vi phạm thế nào?

Cơ quan công an xác định sau khi sản xuất xong, mỗi lọ TPCN có trọng lượng hơn 200gram, sẽ được bán ra thị trường với giá thành từ 200 nghìn - 300 nghìn đồng/lọ. Vì lợi nhuận cao nên nhiều đối tượng bất chấp thủ đoạn làm giả các loại TPCN, nhất là các loại mỹ phẩm làm đẹp, thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Thực tế hành vi làm giả, làm nhái này đang gây nhức nhối cho xã hội, các lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhưng việc vận chuyển, tiêu thụ vẫn không giảm. Phải chăng chế tài xử lý chưa đủ mạnh để đủ sắc răn đe, do đó các đối tượng làm giả vẫn còn đất để “lộng hành”

Triệt phá đường dây làm giả gần 20 tấn thực phẩm chức năng

Lực lượng chức năng đang kiểm tra số hàng TPCN giả bị thu giữ.

Trao đổi với luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Văn phòng luật sư Phạm Danh, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết: Nghị định 185/2013/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định: Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60 triệu đồng. Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, mức phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 45 triệu đồng. Đối với hành vi buôn bán, sản xuất tem, nhãn, bao bì giả, mức phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp: Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, TPCN, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

Cũng theo luật sư Phạm Thành Tài, thực tế mức xử phạt như vậy là quá nhẹ, bởi vì việc làm giả các loại TPCN này có lợi nhuận rất cao, nên các đối tượng sẵn sàng nộp phạt để rồi lại tái phạm, cần phải có quy định xử lý mạnh mới ngăn chặn được hành vi vận chuyển, kinh doanh vận chuyển hàng giả hàng nhái này, ông Tài chia sẻ.

 

Theo Báo: Sức Khỏe & Đời Sống

Danh mục sản phẩm

Y tế - Sức khỏe

Tin tức công ty

Đối tác

Bootstrap Slider

Đăng ký nhận thông tin

Khách hàng có thể đăng ký email để nhận được những thông tin mới nhất từ chúng tôi