Chuyện công sở không của riêng ai & 03 lưu ý cần tránh
Chốn công sở vốn được ví như một "ngôi làng" nhỏ. Sở dĩ, ở đó, bạn sẽ gặp được rất nhiều kiểu người, biết được nhiều kiểu tính cách. Và dù bạn có thích hay không thích họ thì công việc của bạn và công việc của họ bằng cách nào đó vẫn liên quan mật thiết với nhau
1. Chuyện nên làm không làm, chuyện không nên làm thì thường xuyên làm
Một tập thể làm việc trong cùng một công ty, mỗi ngày có thể sẽ có những “nghĩa vụ lặt vặt” phải làm như đun nước, quét dọn chỗ ngồi, lau cửa sổ, kẹp lại báo hay tạp chí v.v. Những thứ này tuy là chuyện nhỏ nhưng cũng cần bạn làm một cách tích cực. Nếu như đồng nghiệp lớn tuổi hơn bạn thì hãy sẵn lòng làm nhiều hơn một chút cũng chẳng sao. Lười nhác là thói xấu của bất kỳ ai, nếu trước giờ bạn không hề đun nước nhưng vẫn dùng nước sôi mỗi ngày, báo không thèm kẹp lại nhưng vẫn đọc thường xuyên… thì về lâu về dài người ta sẽ không còn thiện cảm với bạn nữa.
Một tập thể nhỏ cùng làm việc với nhau thì mọi chuyện dù lớn nhỏ cũng cần cả tập thể chia sẻ đảm trách. Đừng xem thường những việc nhỏ nhặt, trong chuyện công sở, nếu bạn không hề động tay đến thì ít nhiều cũng cho thấy bạn thiếu sự hòa đồng rồi.
2. Thường phàn nàn công việc, cằn nhằn cau có không ngừng
Tác phong vừa vùi đầu làm việc vừa bất mãn với công việc; vừa hoàn thành nhiệm vụ vừa mặt ủ mày chau sẽ khiến người ta cảm thấy bạn là người chán ghét làm việc và thích càu nhàu. Bạn chỉ biết phàn nàn, trách móc đối với môi trường làm việc và cả công việc của đồng nghiệp mình. Có thể bạn hy vọng công việc và bầu không khí trở nên thuận lợi tốt hơn nhưng mà bạn lại không biết đưa ra vấn đề trong hoàn cảnh thích hợp và theo cách thích hợp.
Trong chuyện công sở, khi bạn có thói quen này thì đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn khó gần, cấp trên sẽ cho rằng bạn không thạo việc. Kết quả là cơ hội tăng lương, thăng chức sẽ rơi vào tay người khác mất, còn bạn chỉ luôn là một người ưa cằn nhằn một cách “ngây ngô”!
3. Làm việc không chuyên tâm
Bạn không để tâm trong công việc, thường đi trễ về sớm, để cho công việc trì trệ hoặc dạo qua chỗ này chỗ kia chiếm cả thời gian lẽ ra phải làm việc. Một khi bạn không đầu tư tâm huyết vào công việc, bạn sẽ không thể phát huy được tiềm năng của mình. Nguyên nhân là do năng lực điều khiển hành vi của bạn đã gặp vấn đề, nó khiến bạn hình thành thói quen làm việc không tốt, cản trở tiền đồ của chính bạn.
Một người giỏi quan sát sẽ thường trách bạn tại sao không thể làm tốt hơn. Và đối với cấp trên, ban đầu có thể họ sẽ có chút thất vọng và đáng tiếc cho bạn, nhưng về sau họ cũng chẳng còn hy vọng gì ở bạn nữa. Hậu quả đương nhiên là họ sẽ nghĩ cách “mời” bạn đi hoặc chuyển bạn sang vị trí đơn giản nào đó.
Nguồn: Sưu tầm
- TÔI MONG RẰNG BẠN CÓ THỂ BUÔNG BỎ SỰ CỐ CHẤP TRONG LÒNG
- 20 TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHUYÊN TRỊ ĐỂ MAI TÍNH
- Cách lập mục tiêu cho năm mới 2020
- MUỐN THÀNH CÔNG... HÃY TỎ TƯỜNG 3 THỨ NÀY
- “Chẳng qua chỉ là một bát cơm...”
- 7 NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH
- Phỏng vấn nhân viên kinh doanh, bí quyết nào để thành công?
- Bạn sẽ làm gì để giảm căng thẳng trong công việc?
- 14 quy tắc công sở mà nhân viên trẻ phải biết
- Vì sao hàng Trung Quốc tại Việt Nam có giá rẻ?